1. Xuất khẩu lao động là gì?
Xuất khẩu lao động là hình thức đưa người lao động sang nước ngoài làm việc theo các chương trình hợp tác giữa hai nước. Đơn vị chủ quản các vấn đề liên quan đến xuất khẩu lao động là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH). Ngoài Bộ LĐTB&XH, còn có các công ty có chức năng đưa người lao động sang nước ngoài làm việc được gọi là công ty phái cử. Lao động đi xuất khẩu lao động ngoài nước nhất định phải thông qua một trong hai đơn vị quản lý là Bộ LĐTB&XH hoặc công ty phái cử mới được coi là đi xuất khẩu lao động hợp pháp.
2. Nên tìm hiểu về nước Nhật trước khi đi XKLĐ Nhật Bản
Mỗi một quốc gia đều có văn hóa riêng, do vậy trước khi quyết định đi làm việc ở nước ngoài nói chung và đi xuất khẩu lao động Nhật Bản nói riêng các bạn nên tìm hiểu về đất nước đó trước rồi hãy đưa ra quyết định. Hiện nay có rất nhiều thông tin về Nhật Bản trên báo chí, internet hay các phương tiện truyền thông. Nếu các bạn muốn đi XKLĐ Nhật Bản các bạn hãy tìm hiểu những điều cơ bản về Nhật Bản như vị trí địa lý, văn hóa, con người, ẩm thực, lễ hội … Có thể rất nhiều bạn đọc đến đây sẽ nghĩ rằng mình nói vậy hơi nhảm, thế nhưng nếu các bạn càng hiểu sâu về nước Nhật các bạn sẽ càng dễ đưa ra quyết định có nên đi
xuất khẩu lao động Nhật Bản phí rẻ hay không.
3. Một số tên gọi bạn cần biết liên quan đến XKLĐ Nhật Bản
Có một số từ và tên gọi trong lĩnh vực xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ khá lạ lẫm với nhiều người, do vậy các bạn cần hiểu sơ qua một số từ viết tắt và thuật ngữ trong lĩnh vực này. Điều này không chỉ giúp các bạn đọc hiểu được khi tìm tài liệu liên quan mà còn giúp bạn giảm được khá nhiều thời gian khi tìm hiểu về XKLĐ Nhât Bản đấy.
Sau đây là một số từ viết tắt và thuật ngữ các bạn nên biết:
XKLĐ (XKLD): xuất khẩu lao động
LĐTBXH (LĐTB&XH, LĐ-TB-XH): lao động thương binh xã hội
TTS: thực tập sinh
TNS: tu nghiệp sinh
TTSKN: thực tập sinh kỹ năng
DN: doanh nghiệp
NLĐ: người lao động
XNC: xuất nhập cảnh
Phái cử: là các công ty xuất khẩu lao động được Bộ LĐTB&XH cấp phép hoạt động trong lĩnh vực đưa lao động sang nước ngoài làm việc.
Nghiệp đoàn: là đơn vị quản lý thực tập sinh ở Nhật Bản, nghiệp đoàn tương đương với phái cử ở Việt Nam.
4. Có những cách nào để đi XKLĐ Nhật Bản hợp pháp
Hiện nay có rất nhiều thông tin không chính xác từ rất nhiều nguồn làm cho những người lao động có nhu cầu thực sự muốn đi XKLĐ Nhật Bản hoang mang lo lắng. Nhân đây, mình xin giải thích với các bạn và nhấn mạnh rằng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản chỉ có hai con đường mà thôi:
Thứ nhất: đăng ký XKLĐ Nhật Bản thông qua Bộ LĐTB&XH với chương trình IM Japan, khi đó Bộ sẽ đóng vai trò là đơn vị môi giới lao động và trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý lao động trong thời gian làm việc ở Nhật Bản.
Thứ hai: đăng ký
xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín thông qua các công ty được Bộ LĐTB&XH cấp phép hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động sang nước ngoài làm việc. Các đơn vị này được gọi là các công ty phái cử và chúng ta sẽ rất nhanh quen với cụm từ “phái cử lao động sang nước ngoài làm việc”.
Vậy, đăng ký thông qua Bộ LĐTB&XH như thế nào các bạn xem thêm tại ĐÂY nhé. Còn nếu đăng ký XKLĐ Nhật Bản tại các đơn vị phái cử, các bạn hãy tìm một đơn vị phái cử uy tín và gọi điện tới sẽ có tư vấn viên hướng dẫn miễn phí cho các bạn. Còn về vấn đề làm sao tìm được đơn vị phái cử uy tín thì các bạn xem thêm danh sách đánh giá xếp hạng công ty phái cử 2017 do Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam VAMAS đánh giá để biết chi tiết nhé. nguồn
http://xuatkhaulaodongmh.vn