0 - 1,400,050,000 đ        
Tiền lì xì tết

Tiền lì xì tết

Theo truyền thống, cứ giao thừa hoặc mùng 1, các gia đình người Việt lại tụ họp đông đủ. Đây là dịp để con cháu chúc Tết ông bà, cha mẹ và nhận lì xì mừng tuổi
Đặt hàng sản phẩm
Giá bán : 350 đ
Sản phẩm đã được thêm vào vào giỏ hàng
Tiền lì xì tết

Tiền lì xì tết
Thu gọn


CHI TIẾT SẢN PHẨM
Tiền lì xì tết ở Việt Nam xưa và nay
Theo truyền thống, cứ giao thừa hoặc mùng 1, các gia đình người Việt lại tụ họp đông đủ. Đây là dịp để con cháu chúc Tết ông bà, cha mẹ và nhận lì xì mừng tuổi. Phong bao lì xì với một số tiền nhỏ, tượng trưng cho lời chúc may mắn, mạnh khỏe, học giỏi, hay ăn chóng lớn của người lớn gửi đến trẻ em. Do đó, thường chỉ chỉ các bậc trưởng thượng mới lì xì cho cháu con hoặc em út của mình, chứ người nhỏ tuổi không lì xì người lớn hơn.
Tiền lì xì tết
Theo tục lệ truyền thống, trẻ em khi nhận những phong bao này sẽ tích lại, cất dưới gối ngủ trong khoảng một tuần rồi mới mở ra. Người Trung Quốc quan niệm, một người bắt đầu đi làm và kiếm được tiền chính là thời điểm ngừng nhận lì xì. Nếu chưa kết hôn, bạn không cần phải mừng phong bao đỏ cho người khác. Người thân (ông bà, cha mẹ), vẫn tặng bạn phong bao đỏ trong ngày Tết, dù bạn đã có gia đình.


Ở Malaysia có ba cộng đồng chính là Mã Lai, Trung Quốc và Ấn Độ. Trong khi những người gốc Trung Quốc vẫn giữ truyền thống tặng phong bao lì xì đỏ thì những người Mã Lai theo đạo Hồi tiếp nhận tục lệ mừng tuổi người già và trẻ nhỏ trong lễ Eid al-Fitr. Đây là ngày lễ kết thúc tháng ăn chay và được coi như Tết của hàng trăm triệu người Hồi giáo. Tuy vậy, thay vì dùng phong bao đỏ, họ dùng phong bao xanh lá cây, màu truyền thống của các nước Hồi giáo.

Vào dịp Tết Eid al-Fitr, những gia đình Hồi giáo thường chuẩn bị sẵn nhiều phong bao xanh lá cây để tặng khách đến thăm nhà. Họ không chỉ mừng cho người già, trẻ nhỏ mà tất cả bạn bè, họ hàng, làng xóm… tới chơi nhà đều được lì xì, thậm chí những người không thể đến chơi nhà họ vào dịp Tết Eid al-Fitr cũng vẫn được chủ nhà gửi nhờ phong bao cho người khác đem về tặng giúp. Hành động này thể hiện sự hào phóng mà mọi người dành cho nhau trong dịp lễ quan trọng của người Hồi giáo.

Cộng đồng người theo đạo Hindu Ấn Độ ở đây còn có truyền thống mừng phong bao lì xì màu tím, gọi là ang pao vào dịp lễ ánh sáng Diwali. Thời xưa, phong bao màu vàng phổ biến hơn.

Nhật Bản

Phong bao lì xì trắng hoặc hình thù ngộ nghĩnh được sử dụng thay cho màu đỏ, tên người nhận được viết ở mặt sau. Vào ngày đầu năm mới, trẻ em sẽ được nhận tiền mừng tuổi từ bố mẹ, ông bà và người thân. Tiền mừng tuổi đó được gọi là Otoshidama. 

Otoshidama được người lớn tặng cho trẻ con với hy vọng sang năm mới, thêm một tuổi mới, đứa trẻ đó sẽ mau ăn chóng lớn, chững chạc và thành công trong học hành. Đây là thứ được trẻ em mong đợi nhất trong dịp này, còn hơn cả những ngày nghỉ, những trò chúng được phép chơi hay những món ăn đặc biệt dành cho ngày Tết.

Singapore

Cộng động người Hoa tại Singapore rất lớn và có nhiều nét tương đồng với văn hóa của người Trung Quốc. Ngoài tiền mới, họ có thể tặng phong bao lì xì chứa phiếu quà tặng, ngân phiếu, vé xe tháng, tem hoặc tiền xu thay cho tiền giấy. Một số người Hoa trẻ ở Singapore lì xì cho cha mẹ bằng một bữa cơm tại nhà hàng hoặc một chuyến du lịch.




BÌNH LUẬN PHẢN HỒI

Vui lòng đợi ...

Đặt mua sản phẩm

Xem nhanh sản phẩm